Tái chế và tái sử dụng vật dụng cũ thường là hoạt động diễn ra tại các xưởng sản xuất lớn. Thật ra, vẫn còn rất nhiều cách để tái chế và tái sử dụng ngay trong gia đình bạn.
Một cách đơn giản để tái chế chính là bỏ tất cả vật liệu có thể tái chế vào một thùng riêng. Bạn cũng có thể tái chế quần áo cũ bằng việc quyên góp chúng cho các cửa hàng đồ 2hand tại địa phương hoặc làm một tấm chăn chần từ đồ cũ. Tái chế tại nhà rất đơn giản. Bạn có thể tân trang lại đồ nội thất cũ. Bạn cũng có thể biến chiếc áo thun cũ thành túi mua sắm dùng được nhiều lần. Bằng việc thực hiện tái chế đồ cũ tại nhà, bạn có thể tạo ra vòng đời mới cho những đồ vật không dùng nữa và giúp giảm áp lực lên môi trường.
Vậy sự khác biệt giữa Upcycling (nâng cấp) và Recycling (tái chế) là gì?
Việc tái chế (recycling) được hiểu là kéo dài tuổi thọ của một sản phẩm qua việc tái sử dụng và chỉnh sửa lại sản phẩm - cùng trong một dòng sản phẩm. Ngược lại, upcycling lại có nghĩa là biến những vật liệu cũ thành một sản phẩm mới, chất liệu mới với dòng sản phẩm đa dạng hơn.
Đôi khi hai định nghĩa này cũng dễ lẫn lộn (ít nhất là đối với tôi), cả 2 phương pháp đều tạo ra vòng đời mới cho sản phẩm không dùng được nữa. Chúng ta có thể sử dụng lại lon thiếc, chai thủy tinh, và những chất liệu khác để tiết kiệm tài nguyên cho Trái Đất.
Tái chế lon nhôm
Bạn có biết tái chế một lon nhôm có thể tạo ra đủ năng lượng để xem TV 3 tiếng? Tái chế lon nhôm là một cách hay để tiết kiệm năng lượng và giảm áp lực lên môi trường. Với một chút sáng tạo, bạn có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng tái chế khác từ lon nhôm - như làm miếng cắt bánh quy cookie, đế đèn cầy, trồng rau thơm, hộp đựng bút, hộp đựng đồng xu,v.v…
Tái chế nhựa
Việc này không phải là gì quá mới lạ, nhưng dựa trên nghiên cứu của National Geographic, 90% nhựa thải ra không được tái chế. Rác thải nhựa là một vấn nạn mà chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ.
Nhưng tại sao chỉ có 10% nhựa được tái chế? Bởi vì nhựa không phải được tái chế dễ dàng. Ví dụ, bao ni-lông, ống hút, ly giấy không thể tái chế được! Cách tốt nhất là hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Bạn có thể dùng túi tote vải để đi chợ, ống hút làm từ chất liệu tự nhiên (cói, tre, v.v…), cốc giữ nhiệt, quai đựng cốc từ vải thay vì nhận quai cốc bằng nhựa từ cửa hàng,... Sống xanh hơn mà không cần lệ thuộc vào nhựa dễ dàng hơn bạn tưởng.
Tái chế thủy tinh
Bạn có thể thể hiện sự sáng tạo của mình với việc tái chế thủy tinh. Bạn có thể dùng chai thủy tinh để làm lọ đựng kẹo xinh xắn, lọ để đồ treo tường, hũ bắt côn trùng, đế nến, lọ đựng xà bông dạng lỏng, vườn rau. Nếu bạn chịu bỏ chút sức lực, bạn sẽ tìm ra nhiều ý tưởng hay để tái chế thủy tinh.
Tái chế giấy
Bạn có biết việc tái chế giấy rất dễ để thực hiện không? Tái chế giấy tại nhà là một cách giảm áp lực lên môi trường. Bạn có thể làm nên một poster nghệ thuật sử dụng hình ảnh từ tạp chí thời trang cũ.
Tái chế đồ ăn thừa
Đồ ăn thừa chiếm đến một phần ba lượng rác thải trong thành phố. Đồ ăn thừa là một vấn nạn môi trường. Đồ ăn thừa có thể được tái chế bằng việc làm phân bón hoặc đem cho động vật ăn. Bạn có thể làm phân bón từ việc nuôi giun tại nhà, ngay cả khi sống trong căn hộ. Với việc làm phân bón hoặc nuôi trùng bằng chất thải hữu cơ, bạn có thể tái chế thức ăn thừa thành phân bón dinh dưỡng. Nếu bạn sống trong khu vực ngoại ô, bạn có thể nuôi gà, heo hoặc dê với thức ăn thừa trong gia đình.
Tái chế vải vóc
Quần áo cũ thật ra rất khó để được tái chế. Cách tốt nhất là biến quần áo cũ thành những đồ vật khác để kéo dài vòng đời của chất liệu. Đừng quá lo lắng! Bạn có thể tìm thấy nhiều ý tưởng tái chế jean cũ, áo hoodie, đầm chỉ với chút kinh nghiệm về may mặc. Tái chế thời trang là một cách giảm rác thải ra môi trường.
Bán lại thiết bị điện tử
Đừng bỏ đi các thiết bị điện tử. Vì nó có thể vẫn còn giá trị sử dụng. Bạn có thể quyên góp đồ điện cũ hoặc bán chúng trên Facebook và kiếm chút tiền. Bán lại thiết bị cũ chính là hỗ trợ lối sống bền vững. Hãy thử xem! Bạn chắc chắn có một ít hoặc rất nhiều thiết bị điện tử không dùng tới hơn 12 tháng nay.
Tóm lại là…
Tái chế là một cách hữu hiệu trong việc biến rác thải thành sản phẩm có giá trị và có ích. Với sự quan tâm về một hành tinh xanh của cộng đồng có nhận thức về môi trường, tái chế sẽ càng trở nên sáng tạo và quan trọng hơn. Bạn cũng có thể tham gia vào đội ngũ tái chế sáng tạo tại địa phương để cùng bảo vệ Trái Đất.